I. KHÁI QUÁT VỀ XÃ:
1. Lịch sử hình thành xã và các tên xã qua các thời kỳ:
1.1 Trước năm 1945: Tiên Hiệp là địa bàn điều kiện đi lại khó khăn, nhân dân thưa thớt, địa hình bị bao bọc bởi núi rừng, trình độ dân trí còn thấp, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Lúc này bọn Nhật và tay sai bắt người dân Tiên Hiệp đi phu dịch ở nhiều nơi khác, quyền sống tự do của con người bị đe dọa nghiêm trọng. Tên gọi của xã lúc này là xã Hương Lâm
1.2 Giai đoạn 1945 – 1954:
Kinh tế: Sản xuất nông nghiệp lạc hậu, ruộng đất ít ỏi, chủ yếu là đất gò, rừng nhưng phần lớn rơi vào tay một số địa chủ và quan lại trước đây nên đời sống nhân dân rất cơ cực
Văn hóa: 90% dân số không biết chữ, cả xã chưa có trường học, nạn cờ bạc, rượu chè, mê tín dị đoan hầu hết ở các làng xã.
Y tế: Dịch bệnh xảy ra nhưng tại xã chưa có một Trạm y tế, chữa chạy bệnh chủ yếu dựa vào các thầy lang và kinh nghiệm lưu truyền, cúng bái của thầy mo để chữa trị
Xây dựng chính quyền: Năm 1946 tại tiến hành bầu cử HĐND xã và đã bầu ông Hồ Cột/Bí thư kiêm CT Ủy ban hành chính xã.
Thời điểm này tên goi xã vẫn là Hương Lâm
1.3 Giai đoạn 1954 – 1975:
Cuối năm 1954 đầu 1955 địch đã thiết lập toàn bộ chính quyền của chúng ở Tiên Hiệp do Nguyễn Phát người quốc dân đảng cầm đầu với chức vụ CT Hội đồng hương chính đổi tên xã Tiên Hiệp thành xã Phước Lâm. Vào những năm 1960 – 1965 Tiên Hiệp đã trở thành vùng trọng điểm của địch. Lúc này đời sống nhân dân vô cùng cơ cực. Nhưng nhân dân Tiên Hiệp bằng nhiều hình thức đấu tranh dưới ánh sáng của Đảng đã tham gia vào các lực lượng đấu tranh và đã giải phóng vào năm 1975
1.4 Giai đoạn 1975 – 1986:
Tên xã được đổi thành xã Tiên Hiệp. Tình hình an ninh cơ bản ổn định, nhân dân yên tâm sản xuất. Xã phát động phong trào sản xuất, gieo trồng lúa, sắn, bắp và thực hiện khai hoang bước đầu ở một số diện tích đã được tháo gỡ bom mìn để trồng cây lượng thực ngắn ngày, gấp rút giải quyết nạn thiếu đói trong nhân dân từng bước khắc phục hậu quả chiến tranh xây dựng cuộc sống mới. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao hoạt động sôi nổi. Phong trào bình dân học vụ, bổ túc văn hóa được tổ chức thực hiện
Song song với khôi phục kinh tế, tập trung xây dựng chính quyền cách mạng xã vững mạnh, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, đội ngũ cán bộ có năng lực lãnh đạo, phẩm chất đạo đức tốt cùng với lực lượng công an, xã dội thường trực để bảo vệ trật tự, trị an đủ sức trấn áp những phần tử có ý đồ chống đối cách mạng trong nhân dân. Đặc biệt là quản lý giáo dục và giúp đỡ các đối tượng tham gia chính quyền, binh lính của chế độ cũ trình diện, cải tại tại xã và gửi đi cải tạo tập trung những đối tượng có hành vi chống phá cách mạng.
Ngày 15/5/1977 bầu cử HĐND 3 cấp diễn ra nghiêm túc với 99% cử tri đi bầu, đại biểu HĐND lúc này 20 đại biểu
1.5 Giai đoạn 1986 đến nay:
Tình hình an ninh chính trị đảm bảo tốt, công tác thông tin tuyên truyền có nhiều thay đổi tiến bộ nhanh chóng đến với người dân nhờ có hệ thống truyền thanh.
Sang năm 1990 tiến hành miền thuế nông nghiệp 50%, nhân dân mua sắm thêm tư liệu sản xuất, tổng diện tích cây lúa lên hơn 190 ha đạt trên 90%KH, năng suất bình quân cũng tăng lên xâp xỉ 2,0 tấn/ha. Tổng sản lượng lương thực của xã 836,5 tấn đạt 82% KH đề ra, bình quân lương thực 214kg/người/năm. Ngành chăn nuôi có nhiều tiến bộ, đàn trâu gần 200 con, đàn bò 877 con, đàn heo 980 con. Trường học, Trạm y tế bắt đầu hoạt động
Đến năm 2005 năng suất lúa bình quân đạt 3,78 tấn/ha/năm, tổng sản lượng lương thực đạt 960,12 tấn/năm đạt 82%KH, cải tạo 75/75 ha vườn tạp, đã xây dựng 10 trang trại vừa và nhỏ với diện tích 25 ha. Tổng đàn gia súc tăng lên 4275 con đạt 102%KH, tiểu thủ công nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, giá trị tăng bình quân hằng năm 13,18% vượt 3,08% so với Nghị quyết, tổng doanh thu ước đạt 500/500 triệu đồng đạt 100%KH. Tại xã có các 02 cấp học (Tiểu học và THCS), Trạm y tế đã có 01 bác sĩ, 03 y sĩ, 01 y tá và 05 cộng tác viên ở 5 thôn đảm bảo phục vụ sức khỏe cho nhân dân trên toàn xã. Chương trình KHHGĐ thực hiện đạt kết quả cao, công tác đền ơn đáp nghĩa được chú trọng. Đến đầu năm 2007 Chi bộ được nâng cấp lên thành Đảng bộ xã. Năm 2014 tổ chức thành công lễ ra mắt xã văn hóa nông thôn mới.
Đến thời điểm hiện nay kinh tế có nhiều phát triển, tổng sản lượng có hạt 5.080 tấn. Kinh tế vườn kinh tế trang trại được xác định là mũi nhọn, khâu đột phá trong phát triển nông nghiệp nông thôn, đồng thời thu ngân sách bình quân mỗi năm tăng 15%, gọi thanh niên nhập ngũ 100% chỉ tiêu.. Nhìn chung đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể, đây là thành quả đáng khích lệ, tạo đà để Tiên Hiệp vươn lên hơn nữa, hoàn thành tốt mục tiêu kinh tế xã hội cho những năm tiếp theo.
2. Địa lý hành chính, quan hệ địa giới hiện nay:
Tiên Hiệp là một xã miền núi, cách trung tâm huyện 12km về phía Tây. Được tiếp giáp: Đông giáp xã Tiên An; Tây giáp xã Tiên Ngọc; Nam giáp xã Trà Dương huyện Bắc Trà My; Bắc giáp với xã Tiên Cảnh
Dân số: 951 hộ với 4483 khẩu.
3. Các thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên:
3.1 Tổng diện tích tự nhiên
Diện tích tự nhiên 3.638,31 ha.
- Nhóm Đất Nông lâm nghiệp và có khả năng sản xuất NLN: 1794,89ha
Trong đó: + Đất sản xuất Nông nghiệp: 750,48ha
+ Đất sản xuất Lâm nghiệp : 1044,41ha
- Nhóm đất phi Nông nghiệp: 309,86ha
- Nhóm đất chưa sử dụng: 228,20ha
Rừng: Tổng diện tích 810,2200ha, trong đó:
- Đất rừng phòng hộ : 286,95ha, đất lâm nghiệp khác : 523,27ha
3.2 Địa hình diện mạo:
Địa hình tương đối phức tạp, có nhiều đồi núi nhỏ chiếm khoảng hơn 50% diện tích, diện tích ít bằng phẳng, độ dốc các tuyến liên thôn, xóm tương đối lớn.
3.3 Khi hậu, thủy văn:
- Mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, các chỉ số khí hậu thời tiết rất phù hợp cho sinh trưởng và phát triển các loại cây trồng, con vật nuôi; tuy nhiên lượng mưa, lượng nhiệt phân bố không đồng đều theo mùa gây ảnh hưởng rất lớn đến việc bố trí mùa vụ và sinh hoạt đời sống nhân dân
- Địa bàn không có sông lớn, chỉ có các suối nhỏ
4. Khái quát tài nguyên của xã:
4.1 Tài nguyên đất và rừng:
a. Đất đai: Địa bàn xã tổng diện tích tự nhiên 3,638.30 ha, Trong đó, đất nông nghiệp 465.96 ha, diện tích lúa nước 181.51 ha, lâm nghiệp 2,717.50 ha, đất chưa sử dụng 204.63 ha.
b. Rừng: Diện tích rừng sản xuất khoảng 1.800 ha, diện tích rừng phòng hộ 453 ha. Trong đó, rừng phân tán trong nhân dân của hộ gia đình 696 ha, rừng Dự án 661 -75 ha, WB3 576 ha.
4.2 Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn xã chưa phát hiện được nguồn khoáng sản nào lớn, hiện đang tìm kiếm mỏ đá felit.
II. KHÁI QUÁT VỀ THÀNH TỰU, KẾT QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI:
1. Kết quả các lĩnh vực kinh tế:
1.1 Nông, lâm nghiệp:
+ Lúa: Diện tích 228ha, năng suất bình quân 46 tạ/ha/vụ; sản lượng 1.048,8 tấn, trị giá 5.244.000đ/tấn
+ Ngô: 32 ha, sản lượng 102,4 tấn, giá trị 510.000.000đ.
+ Lạc: 20ha, sản lượng 30 tấn, giá trị 300 triệu đồng.
+ Rau các loại: 20 ha, giá trị 30.000.000đ.
+ Thanh trà: 20 ha, thu nhập bình quân 20 triệu/ha; giá trị 500 triệu đồng.
+ Giá trị sản xuất trồng trọt: 6.439 triệu đồng, chiếm 70% tỷ trọng ngành nông nghiệp. Bình quân đạt 19.960.000đ/ha/năm.
1.2 Chăn nuôi:
Tổng đàn gia súc 34.084 con/35.000 con KH, đạt 97,4%. Tổng đàn gia cầm 300.000 con/280.000 con KH, đạt 107%. Tỷ lệ bò lai đạt 48,3%. Chương trình lai sind hóa đàn bò tiếp tục được phát triển, tỷ lệ bò laisind chiếm 35% tổng đàn.
1.3 Tiểu thủ công nghiệp:
Có 01 Công ty THHH MTV Nấm Lim xanh đang hoạt động trên địa bàn xã. Ngoài ra có 02 cơ sở cưa xẻ gỗ, 01 cơ sở cơ khí hoạt động nhỏ, hơn 22 nhóm thợ mộc, thợ nề ; 15 hộ kinh doanh áo quần, 21 hộ đang kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp và vật liệu xây dựng, 14 hộ kinh daonh cửa hàng ăn uống và giải trí, năng lực thị trường của dân thôn đang trong tình trạng cải thiện. Tuy nhiên, CN-TTCN phát triển theo hình thức nhỏ lẻ, thiếu tập trung, chưa có cụm công nghiệp, chưa tạo cơ chế thu hút đầu tư vào địa bàn để phát triển sản xuất công nghiệp. Tổng giá trị sản xuất CN-TTCN đến năm 2010 đạt 1,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 15% cơ cấu.
2. Kết quả trong lĩnh vực xã hội:
- Văn hóa, gáo dục: Tỷ lệ gia đình văn hoá hằng năm đạt tỉ lệ trên 90%; Tộc ra mắt đăng ký tộc VH: 03 tộc (Tộc Mai thôn 2, tộc Nguyễn thôn 3 và tộc Võ thôn 5), 05 KDC và có 05 cơ quan, đơn vị trên địa bàn xã. Công tác phổ cập giáo dục được quan tâm thực hiện. Đến nay đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở.
-Y tế: Chương trình xây dựng chuẩn quốc gia về y tế đã được triển khai thực hiện theo kế hoạch, đến nay xã đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia.
- Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo: Qua công tác khảo sát hộ nghèo hằng năm tương đối giảm như năm 2006 hộ nghèo còn ở mức cao 302/840 hộ tỷ lệ 35,95%, nhưng đến năm 2008 giảm rõ rệt 219/844 hộ tỷ lệ 25,92% giảm 10,03%. Tuy nhiên năm 2009 do diễn biến thị trường giá cả, hàng hóa nông sản của công dân giảm sút, đời sống có chiều hướng khó khăn hơn trước nên hộ nghèo tăng vọt 288/846 hộ tỷ lệ 34,04%. Năm 2015 nhờ có chính sách thoát nghèo tỷ lệ hộ nghèo còn 18,35%, cận nghèo 22,42%.
- Đối tượng chính sách: Trên địa bàn xã 35 đối tượng chính sách. Trong đó, thương binh 05 người, bệnh binh 02 người, Mẹ VNAH tu trần 01 người, thân nhân chủ yếu 13 người, thân nhân thứ yếu 11 người và con đẻ đối tượng nhiễm chất độc hóa học 03 người.
- Lao động: Có tổng số 2.687 lao động.
Hiện nay cơ cấu lao động trong các ngành NN-CN-TMDV: 75%-5%-20%; trong đó: Lao động phân theo kiến thức phổ thông:
+ Tiểu học: 17,4%, THCS: 52,1%, THPT: 30,5%
- Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn: 15% tổng lao động, trong đó: Trung cấp: 9,2 %, Đại học, cao đẳng: 5,8%.
3. Kết quả thu, chi ngân sách: Năm 2016 như sau:
- Tổng thu ngân sách 4.377.321.146/3.524.999.066đ đạt 124,18% kế hoạch. Trong đó: thu trên địa bàn 353.322.080đ/201.000.000đ đạt 175,78% kế hoạch.
- Tổng chi ngân sách xã 4.292.279.701/3.524.999.066đ đạt 121,77% kế hoạch. Trong đó, chi xây dựng cơ bản: 340.000.000đ
4. Các công trình, kết cấu hạ tầng quan trọng hiện có:
- Giao thông nông thôn thảm nhựa có tổng chiều dài: 28 km. Trong đó: Đường quốc lộ 40B đi qua địa bàn xã 6,8 km, mặt cắt ngang trung bình rộng 4,5m.
- Tuyến ĐH 4 liên xã: Chiều dài đoạn 08 km, mặt cắt ngang trung bình rộng 3,5m. Kết cấu mặt đường xâm nhập nhựa mặt đường.
+ Tuyến liên thôn: Chiều dài 01 km, đang thâm nhập bê tông mặt đường 3,5m, đưa vào sử dụng trong năm 2001 rộng 1,5 – 3,5m và một số tuyến còn đất đá cát phối, đường đất rộng 1,5 – 2m chưa bê tông hoá.
*/ Về mương đập, cầu, cống giao thông trên các tuyến đường xã đã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh. Hiện còn 05 cầu, cống trên đường liên thôn chưa được đầu tư. Tổng số mương trên địa bàn xã: 25 km. Trong đó đã được kiên cố hóa: 11 km;
*/ Thiết chế văn hóa: Đã xây dựng và sử dụng trong sinh hoạt 4/5 nhà văn hóa thôn.
*/ Trường học: Gồm 02 cấp học và 01 Trường Mẫu giáo
- 01 trường Mẫu giáo xã (02 lớp bán trú) và 05 phòng học 5 thôn
- 01 trường THCS Quang Trung gồm 11 lớp học với 318 em, Trường Tiểu học với 15 lớp 310 em học sinh.
*/ Trạm Y tế: Trạm Y tế với đội ngũ gồm 01 Bác sĩ, 01 nữ hộ sinh, 02 y sĩ và 01 cán bộ y tá.
*/ Tỷ lệ hộ sử dụng điện, nước sạch: Đến nay 100% hộ sử dụng điện sinh hoạt thắp sáng và nước sạch trong nhân dân.
4. Kết quả xây dựng nông thôn mới:
Đến nay đã đạt 9/19 tiêu chí nông thôn mới gồm: Quy hoạch, điện, bưu điện, nhà ở dân cư, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, giáo dục, y tế, hệ thống tổ chức chính trị xã hội, an ninh trật tự xã hội. Còn lại 10/19 tiêu chí phấn đấu đến hết năm 2020 đạt 100%.